Tư liệu bầu cử Đại biểu Quốc hội các khoá
Lượt xem:
SỐ LIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÁC KỲ BẦU CỬ QUỐC HỘI
TỪ KHOÁ I ĐẾN KHOÁ XIII
- Khoá I (1946 – 1960)
– Bầu cử ngày 6-1-1946
– Tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu: 89%.
– Tổng số đại biểu Quốc hội: 403, gồm 333 đại biểu được dân bầu, 70 đại biểu không qua bầu cử, trong đó có 20 đại biểu thuộc Việt Nam Cách mạng đồng minh hội và 50 đại biểu thuộc Việt Nam quốc dân đảng. Số ĐB không qua bầu cử này thể hiện chủ trương của Việt Minh về hoà hợp dân tộc, tập trung lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thành phần xã hội trong Quốc hội khoá I như sau:
+ Trí thức: 61%
+ Công kỹ nghệ gia: 0,6%
+ Buôn bán: 0,5%
+ Thợ thuyền: 0,6%
+ Nông dân: 22%
Về tuổi tác:
+ Đại biểu từ 18 đến 25 tuổi: 0,7%
+ Đại biểu từ 26 đến 40 tuổi: 70%
+ Đại biểu từ 41 đến 50 tuổi: 18%
+ Đại biểu từ 51 đến 70 tuổi: 0,5%
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I đã thể hiện ý chí, quyết tâm và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng chính quyền của nhân nhân, đồng thời phản ánh sự tin tưởng sâu sắc của Đảng đối với quần chúng cách mạng.
- Khóa II (1960 – 1964)
– Bầu cử ngày 8-5-1960
– Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 97,52%.
– Tổng số đại biểu Quốc hội: 453, trong đó: 362 đại biểu được dân bầu, 91 đại biểu miền Nam lưu nhiệm
Cơ cấu thành phần của Quốc hội như sau:
+ Công nhân : 13,8%
+ Nông dân : 12,9%
+ Trí thức : 28,4%
+ Đảng viên : 82,3%
+ Ngoài đảng : 14,1%
+ Cán bộ chính trị : 35,2%
+ Dân tộc thiểu số : 15,4%
+ Quân đội : 4,5%
+ Phụ nữ : 13,5%
+ Thanh niên : 8,8%
+ Tôn giáo : 3,5%
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa II thắng lợi đã có ý nghĩa và tác dụng lớn đối với việc kiện toàn bộ máy Nhà nước dân chủ nhân dân, đối với việc đoàn kết toàn dân và nâng cao ý thức làm chủ đất nước của nhân dân ta. Đó là những điều kiện quyết định cho sự phát triển của chế độ, cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
- Kỳ bầu cử Quốc hội khóa III (1964 – 1971)
– Bầu cử ngày 26-4-1964
– Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 97,77%.
– Tổng số đại biểu Quốc hội: 455, trong đó: 366 đại biểu được dân bầu, 89 đại biểu lưu nhiệm
Cơ cấu thành phần của Quốc hội như sau:
+ Công nhân : 12,4%
+ Nông dân : 24,5%
+ Trí thức : 26,8%
+ Đảng viên : 80,6%
+ Cán bộ chính trị : 19,2%
+ Dân tộc thiểu số : 16,6%
+ Quân đội : 5,0%
+ Phụ nữ : 16,7%
+ Thanh niên : 15,6%
+ Tôn giáo : 3,2%
Kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa III đã tỏ rõ sự nhất trí về chính trị và tinh thần, sự tín nhiệm của nhân dân đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
- Khóa IV (1971 – 1975)
– Bầu cử ngày: 11-4-1971
– Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,88%.
– Tổng số đại biểu Quốc hội: 420
Cơ cấu thành phần Quốc hội như sau:
+ Công nhân : 22,3%
+ Nông dân : 21,4%
+ Trí thức : 17,1%
+ Đảng viên : 75,4%
+ Cán bộ chính trị : 24,05%
+ Dân tộc thiểu số : 17,3%
+ Quân đội : 6,4%
+ Phụ nữ : 29,7%
+ Thanh niên : 19,5%
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa IV đã thành công rực rỡ, một lần nữa khẳng định sự nhất trí về chính trị và tinh thần xã hội của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, sự tín nhiệm của nhân dân đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và ý thức chính trị, ý thức làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của nhân dân Việt Nam.
- Khóa V (1975 – 1976)
– Bầu cử ngày 6-4-1975
– Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,26%.
– Tổng số đại biểu Quốc hội: 424
Cơ cấu thành phần của Quốc hội như sau:
+ Công nhân : 22%
+ Nông dân : 21%
+ Trí thức : 22%
+ Đảng viên : 73%
+ Cán bộ chính trị : 23%
+ Dân tộc thiểu số : 16,7%
+ Quân đội : 6,5%
+ Phụ nữ : 32%
+ Thanh niên : 33%
Kết quả tốt đẹp của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa V một lần nữa khẳng định sự nhất trí cao về chính trị trong xã hội, lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự tín nhiệm của toàn dân đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Khóa VI (1976 – 1981)
– Bầu cử ngày 25-4-1976
– Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,77%.
– Tổng số đại biểu Quốc hội: 492
Cơ cấu thành phần của Quốc hội như sau:
+ Công nhân : 16,2%
+ Nông dân : 20,3%
+ Trí thức : 19,9%
+ Đảng viên : 81,4%
+ Cán bộ chính trị : 28,6%
+ Dân tộc thiểu số : 13,6%
+ Quân đội : 10,9%
+ Phụ nữ : 26%
+ Thanh niên : 11,7%
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI là thắng lợi của đường lối đấu tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam, đồng thời là một kết quả tốt đẹp của quá trình đấu tranh 45 năm qua của nhân dân Việt Nam vì độc lập và thống nhất dân tộc, vì dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử chứng tỏ sức mạnh vô địch của nhân dân cả nước ta đoàn kết chặt chẽ trong Mặt trận Dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, dựa trên cơ sở liên minh công – nông. Với sức mạnh đó, ta đã giành được chiến thắng vĩ đại trong Cách mạng Tháng Tám, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Phát huy những thắng lợi đã giành được, nhân dân ta vững bước tiến lên xây dựng nước nhà thành một nước xã hội chủ nghĩa hùng cường, góp phần với nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
- Khóa VII (1981 – 1987)
– Bầu cử ngày 26-4-1981.
– Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 97,96%.
– Tổng số đại biểu Quốc hội: 496.
Cơ cấu thành phần của Quốc hội như sau:
+ Công nhân : 20,16%
+ Nông dân : 18,64%
+ Trí thức : 22,17%
+ Đảng viên : 84,12%
+ Cán bộ chính trị : 24,39%
+ Dân tộc thiểu số : 14,91%
+ Quân đội : 9,87%
+ Phụ nữ : 21,776%
+ Thanh niên : 18,14%
Thắng lợi của cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII đã chứng minh rằng: đồng bào, chiến sĩ và cán bộ cả nước ta mặc dù đang gặp nhiều khó khăn về đời sống nhưng đã thực hiện quyền làm chủ tập thể qua lá phiếu của mình, theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Khóa VIII (1987 – 1992)
– Bầu cử ngày 19-4-1987
– Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,75%.
– Tổng số đại biểu Quốc hội: 496.
Cơ cấu thành phần của Quốc hội như sau:
+ Công nhân : 20%
+ Nông dân : 21%
+ Trí thức : 24,9%
+ Đảng viên : 93%
+ Cán bộ chính trị : 20,2%
+ Dân tộc thiểu số : 14%
+ Quân đội : 9,9%
+ Phụ nữ : 18%
+ Thanh niên : 11,2%
Thắng lợi của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII, đã khẳng định rằng, mặc dù có nhiều khó khăn về kinh tế và đời sống, nhưng với truyền thống yêu nước và chủ nghĩa xã hội, với sự giác ngộ về nghĩa vụ và quyền làm chủ của công dân, nhân dân ta đã biểu thị lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực tham gia vào việc lựa chọn đại biểu xứng đáng của mình để bầu vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, góp phần tăng cường và củng cố Nhà nước chuyên chính vô sản.
Thành phần của 496 đại biểu được bầu vào Quốc hội khóa VIII đã thể hiện được khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, dựa trên cơ sở liên minh công – nông vững chắc.
- Khóa IX (1992 – 1997)
– Bầu cử ngày 19-7-1992
– Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,12%.
– Tổng số đại biểu Quốc hội: 395.
Cơ cấu thành phần của Quốc hội
+ Nông nghiệp : 14,68%
+ Công nghiệp : 4,8%
+ Luật : 3,8%
+ Giáo dục : 6,1%
+ Văn học nghệ thuật : 5,08%
+ Cán bộ chính trị công tác Đảng : 10,94%
+ Đảng viên : 91,6%
+ Dân tộc thiểu số : 16,79%
+ Quản lý Nhà nước : 31,3%
+ Quân đội : 6,78%
+ Phụ nữ : 18,84%
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa IX đã được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật. Nhân dân thể hiện lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, có ý thức về quyền và nghĩa vụ của mình trong cuộc bầu cử, tích cực lựa chọn những đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Thành phần của 395 đại biểu được bầu vào Quốc hội khóa IX đã thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân, tiêu biểu cho trí tuệ của nhân dân cả nước.
- Khóa X (1997 – 2002)
– Bầu cử ngày 20-7-1997
– Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,59%.
– Tổng số đại biểu Quốc hội: 450.
Cơ cấu thành phần của Quốc hội như sau:
+ Phụ nữ : 26,2%
+ Dân tộc thiểu số : 17,33%
+ Đại biểu khoá IX tái cử : 27,34%
+ Ngoài Đảng : 15%
+ Đại biểu trẻ (dưới 40 tuổi) : 18,6%
+ Các lực lượng vũ trang nhân dân : 12,2%
+ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể : 14%
+ Tôn giáo : 0,17%
+ Giáo dục : 4,88%
+ Y tế : 4%
+ Công nghiệp : 4,66%
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản : 3,77%
Tuổi bình quân của đại biểu Quốc hội khóa X là 49, trong đó đại biểu cao tuổi nhất là 86 tuổi và đại biểu trẻ tuổi nhất là 21 tuổi.
Thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa X thể hiện tinh thần yêu nước và cách mạng, sự gắn bó và niềm tin của các tầng lớp nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ, thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch và vững mạnh, để Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân; đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tạo tiền đề vững chắc để đất nước bước vào thế kỷ XXI.
- Khóa XI (2002 – 2007)
– Bầu cử ngày 19-5-2002
– Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,73%.
– Tổng số đại biểu Quốc hội: 498.
Cơ cấu thành phần của Quốc hội như sau:
+ Trong lĩnh vực doanh nghiệp 25
+ Nông dân 6
+ Trong các lực lượng vũ trang 55
+ Công nhân 2
+ Đại biểu tự ứng cử 2
+ Đại biểu chuyên trách 118
+ Đảng viên 447
+ Ngoài Đảng 68
+ Dân tộc thiểu số 86
+ Phụ nữ 136
+ Tôn giáo 7
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI đã đạt được thắng lợi to lớn và thành công tốt đẹp; bảo đảm dân chủ, đúng pháp luật, an toàn và tiết kiệm.
Thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI đã thể hiện ý thức chính trị, trách nhiệm công dân, trình độ dân trí, sinh hoạt dân chủ trong xã hội có bước tiến bộ rõ rệt, khẳng định tinh thần yêu nước và cách mạng, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
- Khóa XII (2007 – 2011)
– Bầu cử ngày 20-5-2007.
– Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,64%.
– Tổng số đại biểu Quốc hội: 493.
Cơ cấu thành phần của Quốc hội như sau:
+ Phụ nữ 127 (25,8%)
+ Đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) 68 (13,8%)
+ Đại biểu có trình độ ĐH và trên ĐH: 473 (95,9%)
+ Đại biểu tự ứng cử 01 (0,2%)
+ Đại biểu chuyên trách TƯ 78 (15,8%)
+ Đại biểu chuyên trách địa phương 67 (13,6%)
+ Đảng viên 450 (91,3%)
+ Ngoài Đảng 43 (8,7%)
+ Dân tộc thiểu số 87 (17,6%)
+ Tôn giáo 04 (0,8%)
Thắng lợi của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII có ý nghĩa to lớn khẳng định quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; thể hiện tinh thần yêu nước và sự tin tưởng của nhân dân vào đường lối đổi mới, vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước; khẳng định quyền làm chủ của nhân dân và là hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc.
- Khóa XIII (2011 – 2016)
– Bầu cử ngày 22-5-2011.
– Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,51%.
– Tổng số đại biểu Quốc hội: 500.
Cơ cấu thành phần của Quốc hội như sau:
+ Phụ nữ 122 (24,4%)
+ Đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) 61 (12,2%) (đại biểu trẻ nhất: 25 tuổi)
+ Đại biểu có trình độ ĐH: 263 (52,6%)
+ Đại biểu có trình độ trên ĐH: 228 (45,6%)
+ Đại biểu tự ứng cử 04 (0,8%)
+ Đại biểu chuyên trách TƯ 91 (18,2%)
+ Đại biểu chuyên trách địa phương 63 (12,6%)
+ Đại biểu tham gia QH lần đầu: 333 (66,6%)
+ Ngoài Đảng 42 (8,4%)
+ Dân tộc thiểu số 78 (15,6%)
+ Tôn giáo 06 (1,2%)
Cuộc bầu cử ĐBQH khoá XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 diễn ra thành công tốt đẹp. Thắng lợi toàn diện và to lớn của cuộc bầu cử thể hiện tinh thần yêu nước, sự tin tưởng của nhân dân vào đường lối đổi mới, vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, khẳng định quyền làm chủ của nhân dân và tinh thần đoàn kết dân tộc. Đây là tiền đề quan trọng triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Nguồn: http://quochoi.vn/tulieuquochoi/tulieu/baucuquochoi/Pages/bau-cu-quoc-hoi.aspx?ItemID=23986